|

4. Bố cục và chia quyển

1 Leave a comment on paragraph 1 0 Theo bản in Nội các quan bản thì phần Bản kỷ toàn thư gồm từ Q.1 đến Q.10, chép sử từ đời Đinh Tiên Hoàng (968 – 979) đến hết đời Lê Thái Tổ (1428 – 1433) và phần Bản kỷ thực lục bắt đầu từ Q.11 với đời Lê Thái Tông (1434 – 1442). Các bản Quốc tử giám tàng bản lại đưa Q.10 chép sử từ khi Lê Lợi khởi nghĩa đến hết đời vua Lê Thái Tổ, xuống phần Bản kỷ thực lục.

2 Leave a comment on paragraph 2 0 Bố cục của Nội các quan bản mới phù hợp với Bài tựa của Phạm Công Trứ được Lê Hy chấp nhận:

3 Leave a comment on paragraph 3 0 “Từ Đinh Tiên Hoàng đến Thái Tổ Cao Hoàng Đế quốc triều ta là Bản kỷ toàn thư…. Từ Thái Tông đến Cung Hoàng là Bản kỷ thực lục“.

4 Leave a comment on paragraph 4 0 (Quyển thủ, Đại Việt sử ký tục biên thư, 4a)

5 Leave a comment on paragraph 5 0 Đó cũng là một trong những căn cứ để phân biệt bản in Nội các quan bản với các bản in Quốc tử giám tàng bản và cho phép xác nhận bản Nội các quan bản cổ hơn, gần nguyên bản hơn, vì nó thể hiện sự nhất quán từ bài tựa của Phạm Công Trứ, Lê Hy đến bố cục và phân chia các quyển, các phần.

Page 17

Source: https://www.dvsktt.com/dai-viet-su-ky-toan-thu/phien-ban-alpha-tieng-viet-1993/dai-viet-su-ky-toan-thu-tac-gia-van-ban-tac-pham-phan-huy-le/ii-van-ban-ban-chinh-hoa-va-cac-ban-sau-do/ban-chinh-hoa/4-bo-cuc-va-chia-quyen/