|

Kỷ nhà Ngô [22a22b]

Bản chụp nguyên văn chữ Hán

Tách câu và Phiên âm

1 Leave a comment on paragraph 1 0 凣三反命。[22a*1*1]

2 Leave a comment on paragraph 2 0 Phàm tam phản mệnh.

3 Leave a comment on paragraph 3 0 令公惧,遂匿昌岌山洞間。[22a*1*5]

4 Leave a comment on paragraph 4 0 Lệnh Công cụ, toại nặc Xương Ngập sơn động gian.

5 Leave a comment on paragraph 5 0 三哥知之,復索如初,竟不䏻得。[22a*1*15]

6 Leave a comment on paragraph 6 0 Tam Kha tri chi, phục sách như sơ, cánh bất năng đắc.

7 Leave a comment on paragraph 7 0 史臣吳士連曰:范令公之用心忠矣哉!三哥以家臣,逐君之鏑而篡其位,以昌文為己子,假飾之辝爾,󰰽得而知幾?且當時國人皆已君三可,而令公敢匿昌岌,欲不絶吳氏之祀也。[22a*3*1]

8 Leave a comment on paragraph 8 0 Sử thần Ngô sĩ Liên viết: Phạm Lệnh Công chi dụng tâm trung hĩ tai! Tam Kha dĩ gia thần, trục quân chi đích nhi thoán kì vị, dĩ Xương Văn vi kỷ tử, giả sức chi từ nhĩ, thục đắc nhi tri cơ? Thả đương thời quốc nhân giai dĩ quân Tam Kha, nhi Lệnh Công cảm nặc Xương Ngập, dục bất tuyệt Ngô thị chi tự dã.

9 Leave a comment on paragraph 9 0 程嬰、杵臼之事,再見於此。[22a*6*16]

10 Leave a comment on paragraph 10 0 Trình Anh, Chữ Cữu chi sự, tái kiến ư thử.

11 Leave a comment on paragraph 11 0 󰰽謂一國之大,而無忠臣義士哉。[22a*7*8]

12 Leave a comment on paragraph 12 0 Thục vị nhất quốc chi đại, nhi vô trung thần nghĩa sĩ tai.

13 Leave a comment on paragraph 13 0 丁未(楊三哥三年;後漢,髙祖劉知遠仍稱晋天福十二年)。[22a*9*1]

14 Leave a comment on paragraph 14 0 Đinh Mùi (Dương Tam Kha tam niên; Hậu Hán, Cao Tổ Lưu Tri Viễn nhưng xưng Tấn Thiên Phúc thập nhị niên).

15 Leave a comment on paragraph 15 0 是歲,晋亡。[22a*9*22]

16 Leave a comment on paragraph 16 0 Thị tuế, Tấn vong.

17 Leave a comment on paragraph 17 0 庚戌(楊三哥六年;漢隱帝承祐仍稱乾祐三年。)[22b*1*1]

18 Leave a comment on paragraph 18 0 Canh Tuất (Dương Tam Kha lục niên; Hán Ẩn Đế Thừa Hựu nhưng xưng Càn Hựu tam niên).

19 Leave a comment on paragraph 19 0 三哥遣昌文及楊、杜二使,将兵攻太平唐、阮二村。[22b*1*19]

20 Leave a comment on paragraph 20 0 Tam Kha khiển Xương Văn cập Dương, Đỗ nhị sứ, tương binh công Thái Bình Đường, Nguyễn nhị thôn.

21 Leave a comment on paragraph 21 0 行至慈廉,昌文從容位二使曰:「我先王之德,洽於民心,凣所施令,罔不悅從。不幸違棄羣臣,平王自行不義,奪我兄弟之位,罪莫大焉。[22b*2*11]

22 Leave a comment on paragraph 22 0 Hành chí Từ Liêm, Xương Văn thung dung vị nhị sứ viết: “Ngã Tiên vương chi đức, hiệp ư dân tâm, phàm sở thi lệnh, võng bất duyệt tòng. Bất hạnh vi khí quần thần, Bình vương tự hành bất nghĩa, đoạt ngã huynh đệ chi vị, tội mạc đại yên.

23 Leave a comment on paragraph 23 0 今又使我等征無辜之邑,幸而勝之利已,彼如不服。為之奈何?」二使曰:「惟君之命。」[22b*5*5]

24 Leave a comment on paragraph 24 0 Kim hựu sử ngã đẳng chinh vô cô chi ấp, hạnh nhi thắng chi lợi dĩ, bỉ như bất phục, vi chi nại hà?” Nhị sứ viết: “Duy quân chi mệnh”.

25 Leave a comment on paragraph 25 0 昌文曰:「我欲還師,揜襲平王,以復我先王之業,可乎?」二使曰:「善。」[22b*6*17]

26 Leave a comment on paragraph 26 0 Xương Văn viết: “Ngã dục hoàn sư, yểm tập Bình vương, dĩ phục ngã Tiên vương chi nghiệp, khả hồ?”. Nhị sứ viết: “Thiện”.

27 Leave a comment on paragraph 27 0 乃還襲三哥。[22b*8*3]

28 Leave a comment on paragraph 28 0 Nãi hoàn tập Tam Kha.

29 Leave a comment on paragraph 29 0 眾欲殺之,昌文曰:「平王於我有恩,𡸈忍加刑?」乃降為張楊公,因賜為食邑。[22b*8*8]

30 Leave a comment on paragraph 30 0 Chúng dục sát chi, Xương Văn viết: “Bình vương ư ngã hữu ân, há nhẫn gia hình?”. Nãi giáng vi Chương Dương công, nhân tứ vi thực ấp.

31 Leave a comment on paragraph 31 0 (今章陽度是也)。[22b*9*17]

32 Leave a comment on paragraph 32 0 (Kim Chương Dương độ thị dã).

Dịch Quốc Ngữ

33 Leave a comment on paragraph 33 0 … [22a] tất cả ba lần đều không thực hiện được mệnh lệnh. Lệnh Công sợ, bèn giấu Xương Ngập trong động núi. Tam Kha biết, lại đòi bắt như trước, rốt cuộc vẫn không bắt được.

34 Leave a comment on paragraph 34 0 Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Dụng tâm của Phạm Lệnh Công thật là trung. Tam Kha là kẻ gian thần mà đuổi con đích của vua để cướp ngôi, lấy Xương Văn làm con mình, chẳng qua là lời lẽ che đậy giả dối, ai mà biết được? Vả lại, lúc ấy người trong nước ai cũng xem Tam Kha là vua, mà Lệnh Công dám che giấu cho Xương Ngập, muốn cho dòng dõi họ Ngô không tuyệt tự, việc của Trình Anh, Chữ Cửu1 lại thấy ở đây. Ai bảo một nước rộng lớn mà không có trung thần nghĩa sĩ.

35 Leave a comment on paragraph 35 0 Đinh Mùi, [947], (Dương Tam Kha năm thứ 3; Hậu Hán, Cao Tổ Lưu Tri Viễn lên ngôi vẫn dùng niên hiệu nhà Tấn, Thiên Phúc năm thứ 12).

36 Leave a comment on paragraph 36 0 Năm ấy nhà Tấn mất.

37 Leave a comment on paragraph 37 0 [22b] Canh Tuất, [950], (Dương Tam Kha năm thứ 6; Hán Ẩn Đế Thừa Hựu, vẫn dùng niên hiệu Càn Hựu năm thứ 3).

38 Leave a comment on paragraph 38 0 Tam Kha sai Xương Văn và hai [chỉ huy] sứ họ Dương, họ Đỗ2 đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình3. Đến Từ Liêm, Xương Văn ung dung bảo hai sứ rằng: “Đức của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo, không may lìa bỏ quần thần, Bình vương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, tội không gì to bằng. Nay lại sai bọn chúng ta đi đánh ấp không có tội, may mà đánh được thì thôi, nếu họ không phục thì làm thế nào?” Hai sứ đều nói: “Xin theo lệnh của ông”. Xương Văn nói: “Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên vương ta, có nên chăng?” Hai sứ đều trả lời là nên lắm. Bèn quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: “Bình vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết”. Bèn giáng làm Chương Dương công, nhân đó ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ)4.


39 Leave a comment on paragraph 39 0 ⇡ 1 Trình Anh, Chữ Cửu: người nước Tấn thời Chiến Quốc, bạn của Triệu Sóc (con Triệu Thuẫn, đời Tấn Cảnh Công). Tư khấu nước Tấn là Đồ Ngạn Giả giết Triệu Sóc và xuống lệnh tru di cả họ Triệu, Trình Anh và Chữ Cửu liều chết giấu con của Sóc là Vũ để cho họ Triệu không tuyệt tự.

40 Leave a comment on paragraph 40 0 ⇡ 2 Tức Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đã nói ở trên.

41 Leave a comment on paragraph 41 0 ⇡ 3 Thái Bình: chưa rõ ở đâu. Cương mục dẫn Đường thư, Địa lý chí nói nhà Đường cắt huyện Thái Bình đặt làm huyện Phong Khê, lại nói Phong Khê thuộc Phong Châu, “hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn có lẽ ở đấy” (CMTB4, 11b). Có thể là Đường Lâm và Nam Nguyễn huyện Ba Vì, Hà Tây, thuộc vùng cát cứ Ngô Nhật Khánh, hoặc Đường Lâm thuộc vùng cát cứ của Ngô Nhật Khánh và Nguyễn Gia Loan, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú thuộc vùng cát cứ của Nguyễn Khoan.

42 Leave a comment on paragraph 42 0 ⇡ 4 Chương Dương: nay là tên xã thuộc Thường Tín, tỉnh Hà Tây, ở đây có bến đò Chương Dương ở hữu ngạn sông Hồng.

Page 168

Source: https://www.dvsktt.com/dai-viet-su-ky-toan-thu/phien-ban-alpha-tieng-viet-1993/noi-dung-toan-van/ngoai-ky-toan-thu/ky-nha-ngo-14-trang/ky-nha-ngo-22a22b/