5. Đối chiếu với hai bộ sử có niên đại trước và sau năm Chính Hòa
¶ 1 Leave a comment on paragraph 1 0 Sử liệu học và văn bản học cho biết trước khi bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in toàn bộ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa 18 (1697), đã có bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ được khắc in năm 1665 và sau đó, có bộ Đại Việt sử ký tiền biên đời Tây Sơn được khắc in năm 1800.
¶ 2 Leave a comment on paragraph 2 0 Bộ sử của Phạm Công Trứ mới được khắc in năm, sáu phần mười và gần đây đã tìm thấy 2 quyển: Q.20 và Q.21. Lê Hy đã dựa vào bộ sử của Phạm Công Trứ khi biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bản Phạm Công Trứ khắc in năm 1605 có chữ Hiệp 洽 trong Hiệp quận công (Q.21, 5a) và chữ Ty 司 trong tên người Cao Ty (Q.21, 15a), thì trong bản Nội các quan bản khắc đúng như vậy (BK18, 21a và BK18, 27b) nhưng sang bản Quốc tử giám tàng bản khắc sai là Trị 治 (BK18, 21a) và Khả 可 (BK18, 27b) vì tự dạng gần giống nhau1. Chứng cứ đó chứng tỏ bản Nội các quan bản kế thừa trực tiếp bản Phạm Công Trứ và có trước bản Quốc tử giám tàng bản.
¶ 3 Leave a comment on paragraph 3 0 Bộ Đại Việt sử ký tiền biên do Ngô Thì Sĩ soạn và con là Ngô Thì Nhậm dâng lên vua Nguyễn Quang Toản triều Tây Sơn, được nhà vua chấp nhận và cho khắc in năm 18002. Phần Tiền biên của bộ sử này chép lịch sử từ họ Hồng Bàng cho đến khi quân Minh bị đuổi ra khỏi nước năm 1427. Tuy đây là một tác phẩm khác, với bố cục khác với bộ Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng tác giả đã dựa vào và nhiều chỗ trích từng đoạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Về phương diện này, bản Tây Sơn bảo lưu gần như nguyên vẹn từng đoạn của bộ Đại Việt sử ký toàn thư với mộc bản khắc năm Chính Hòa 18. Đối chiếu và phân tích đồng văn, dị văn một số câu giữa bản Nội các quan bản với bản Tây Sơn và bản Quốc tử giám tàng bản, có kết quả như sau:
STT | Nội các quan bản | ĐVSK tiền biên (Tây Sơn) | Quốc tử giám tàng bản |
1 | Nãi giả văng0 vương di 遺1 tướng quân Long Lự hầu thư, … (NK2, 4a) | … di 遺 … (NK2, 5a) | … khiển 遣 … (NK2, 4a) |
2 | Đông thập nhị 二 nguyệt, … (NK4, 9b) | … nhị 二 … (NK4, 16a) | … nhất 一 … (NK4, 9b) |
3 | … chuyển tương 相2 kinh hãi, … (NK5, 1b) | … tương 相 … (NK6, 1b) | … tướng 將 … (NK5, 1b) |
4 | … dĩ Ngô vương đệ 第 nhị tử … (NK4, 21b) 3 | … đệ 第… (NK7, 7b) | … đệ 弟… (NK5, 21b) |
5 | … giai dĩ 已 quân Tam Kha … (BK5, 22a) 4 | … dĩ 已 … (NK7, 8a) | … dĩ 以 … (BK54, 22a) |
6 | … tạo tự quán vu hương ấp phàm 凣5 bách ngũ thập sở. (BK2, 20b) | … phàm 凣… (BK2, 26b) | … cửu 九… (BK2, 20b) |
7 | … Hà thị ẩm 飲6 trám7 tuẫn tử. (BK3, 23a) | … ẩm 飲 … (BK3, 26b) | … khâm 欽… (BK3, 23a) |
¶ 4 Leave a comment on paragraph 4 0 Những đồng văn giữa bản Tây Sơn với bản Nội các quan bản chứng tỏ bản Tây Sơn đã kế thừa một bản in Đại Việt sử ký toàn thư cùng loại như bản Nội các quan bản, hay nói cách khác, loại bản in như Nội các quan bản có trước đời Tây Sơn. Trong lúc đó, bản Quốc tử giám tàng bản lại chép sai làm cho câu văn sai nghĩa (trường hợp 2, 6) hoặc trở nên vô nghĩa (trường hợp 1, 3, 4, 5, 7). Sự chuyển dịch văn bản ở đây là do chép sai hay khắc sai vì tự dạng gần giống nhau. Điều đó chứng tỏ bản Quốc tử giám tàng bản có sau bản Nội các quan bản và bản Tây Sơn.
¶ 5 Leave a comment on paragraph 5 0 Xác định niên đại một văn bản bao giờ cũng phải dựa trên sự phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố có ý nghĩa phản ánh niên đại, trong đó có những yếu tố quan trọng không thể thiếu được và những yếu tố mang tính chất bổ trợ. Về bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư, dù có một số yếu tố mà, cho đến nay, ngành văn bản học Hán – Nôm chưa có khả năng giải quyết như xác định niên đại của giấy, mực, kỹ thuật khắc in…, nhưng cũng đã xác định được một loạt yếu tố mà từng yếu tố tách ra thì chưa đủ sức thuyết phục, song tổng hợp lại và bổ sung cho nhau thì có thể đi đến một kết luận có cơ sở khoa học về niên đại tương đối của nó.
¶ 6 Leave a comment on paragraph 6 0 Tất cả những cứ liệu về văn bản học và sử liệu học đã phân tích ở trên cho phép xác định bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư được in từ một hệ mộc bản khắc thời Lê – Trịnh. Nhưng đó có phải là hệ mộc bản, theo lời tựa của Lê Hy, được khắc vào tháng trọng đông tức là tháng 11, năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa 18, tính ra dương lịch là từ 13-12-1697 đến 11-1-1698 nghĩa là vào khoảng cuối năm 1697 hay những ngày đầu năm 1698 không? Tư liệu biên niên sử có thể giúp giải quyết vấn đề này.
¶ 7 Leave a comment on paragraph 7 0 Tất cả những cuốn sử biên niên chép lịch sử thời Lê Trung hưng cho biết sau lần khắc in năm Chính Hòa 18, bộ Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc lại hệ mộc bản thứ hai. Đó là lần khắc hệ mộc bản toàn bộ, đầu tiên và duy nhất của bộ quốc sử trong thời Lê Trung hưng. Vậy bản in Nội các quan bản được in từ hệ mộc bản năm Chính Hòa 18.
¶ 8 Leave a comment on paragraph 8 0 Bài đề từ trong bộ Đại Việt sử ký tiền biên đời Tây Sơn cho biết, đến năm 1800, “các ván in sách kinh, truyện đã được lục soát kiểm tra lại chỉ thấy còn được độ sáu phần mười, lại có ván bị mục mọt thì đã được khắc lại để bổ sung. Duy nguyên bản sách Đại Việt sử ký thì đều thất lạc3. Như thế là đến năm 1800, bộ mộc bản Đại Việt sử ký toàn thư đã bị thất lạc, tuy không rõ nguyên nhân và tình trạng thất lạc như thế nào.
¶ 9 Leave a comment on paragraph 9 0 Hệ mộc bản mang danh hiệu Nội các quan bản của Đại Việt sử ký toàn thư tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1697 đến trước năm 1800. Bài tựa của Lê Hy cho biết những người đã tham gia tạo tác nên hệ mộc bản đó:
¶ 10 Leave a comment on paragraph 10 0 – Bốn người trông nom việc viết và khắc là Phạm Đình Liêu, Nguyễn Thành Danh, Nguyễn Tuấn Đường và Ngô Quán Luân.
¶ 11 Leave a comment on paragraph 11 0 – Hai người trông nom việc viết chữ là Ngô Đức Thắng và Lê Sĩ Huân.
¶ 12 Leave a comment on paragraph 12 0 – Bốn người viết chữ là Cao Đăng Triều, Đỗ Công Liêm, Đặng Hữu Phỉ và Nguyễn Hữu Đức.
¶ 13 Leave a comment on paragraph 13 0 – Thợ khắc là người xã Hồng Lục, Liễu Chàng, nay thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng. Đó là hai làng thủ công cổ truyền nổi tiếng về nghề khắc mộc bản.
¶ 14 Leave a comment on paragraph 14 0 Đó là những đốc công, người viết và thợ khắc, bằng tài năng và kinh nghiệm lao động của mình, đã làm ra hệ mộc bản Nội các quan bản, góp phần truyền bá và bảo tồn văn bản của một bộ quốc sử có giá trị. Qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử cùng với những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, đến năm 1800, bộ mộc bản đó không còn nữa và đến nay chỉ còn lưu truyền lại một bản in tương đối đầy đủ rập từ hệ mộc bản đó, tại Paris và những bản in tàn khuyết (như bản Thiên Lý ở Nhật Bản và tôi hy vọng rồi đây có thể tìm thấy ở trong nước).
¶ 15 Leave a comment on paragraph 15 0 Ở đây, cần phân biệt niên đại của mộc bản và bản in. Bản in ở Paris được in ra vào lúc khoảng 20% ván khắc đã bị mòn và 5,6% tờ đã phải khắc ván mới để bổ sung, nghĩa là sau năm 1697 một thời gian đáng kể, nhưng dĩ nhiên là trước năm 1800.
¶ 16 Leave a comment on paragraph 16 0 Tuy nhiên, đứng về mặt văn bản học, với số ván thay thế chỉ chiếm 5,6% (nếu quả đúng như giám định của Trần Kinh Hòa) thì bản in Nội các quan bản ở Paris về cơ bản vẫn là văn bản năm Chính Hòa 18 của bộ Đại Việt sử ký toàn thư4.
¶ 17 Leave a comment on paragraph 17 0 ⇡ 1 Ngô Thế Long, Nhận xét về niên đại ván khắc bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Nghiên cứu lịch sử 5-6/1988, tr.74.
¶ 18 Leave a comment on paragraph 18 0 ⇡ 2 Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán – Nôm, sđd, t.1, tr.78 – 86.
¶ 19 Leave a comment on paragraph 19 0 ⇡ 3 Đại Việt sử ký tiền biên, Bắc Thành học đường tàng bản, mục lục đề từ.
¶ 20
Leave a comment on paragraph 20 0
⇡ 4 Tham khảo Nghiên cứu lịch sử, chuyên san về niên đại sách “Đại Việt sử ký toàn thư” bản in
Nội các quan bản, số 5, 6 – 1988.
¶ 21 Leave a comment on paragraph 21 0 ⇡ 0 Trong bản dịch Phiên âm là văn.
¶ 22 Leave a comment on paragraph 22 0 ⇡ 1 Trong bản scan dùng chữ khiển 遣 nên nghi vấn bản scan trang này không phải là bản Nội các quan bản.
¶ 23 Leave a comment on paragraph 23 0 ⇡ 2 Trong bản scan dùng chữ tướng 將 nên nghi vấn bản scan trang này không phải là bản Nội các quan bản.
¶ 24 Leave a comment on paragraph 24 0 ⇡ 3 Nhầm, nên sửa lại là NK5.
¶ 25 Leave a comment on paragraph 25 0 ⇡ 4 Nhầm, nên sửa lại là NK5.
¶ 26 Leave a comment on paragraph 26 0 ⇡ 5 Trong bản scan dùng chữ cửu 九 nên nghi vấn bản scan trang này không phải là bản Nội các quan bản.
¶ 27 Leave a comment on paragraph 27 0 ⇡ 6 Trong bản scan dùng chữ khâm 欽 nên nghi vấn bản scan trang này không phải là bản Nội các quan bản.
¶ 28 Leave a comment on paragraph 28 0 ⇡ 7 Trong bản dịch Phiên âm là đam. (Xem thêm [23a*2*15])
Comments
0 Comments on the whole Trang
Login to leave a comment on the whole Trang
0 Comments on paragraph 1
Login to leave a comment on paragraph 1
0 Comments on paragraph 2
Login to leave a comment on paragraph 2
0 Comments on paragraph 3
Login to leave a comment on paragraph 3
0 Comments on paragraph 4
Login to leave a comment on paragraph 4
0 Comments on paragraph 5
Login to leave a comment on paragraph 5
0 Comments on paragraph 6
Login to leave a comment on paragraph 6
0 Comments on paragraph 7
Login to leave a comment on paragraph 7
0 Comments on paragraph 8
Login to leave a comment on paragraph 8
0 Comments on paragraph 9
Login to leave a comment on paragraph 9
0 Comments on paragraph 10
Login to leave a comment on paragraph 10
0 Comments on paragraph 11
Login to leave a comment on paragraph 11
0 Comments on paragraph 12
Login to leave a comment on paragraph 12
0 Comments on paragraph 13
Login to leave a comment on paragraph 13
0 Comments on paragraph 14
Login to leave a comment on paragraph 14
0 Comments on paragraph 15
Login to leave a comment on paragraph 15
0 Comments on paragraph 16
Login to leave a comment on paragraph 16
0 Comments on paragraph 17
Login to leave a comment on paragraph 17
0 Comments on paragraph 18
Login to leave a comment on paragraph 18
0 Comments on paragraph 19
Login to leave a comment on paragraph 19
0 Comments on paragraph 20
Login to leave a comment on paragraph 20
0 Comments on paragraph 21
Login to leave a comment on paragraph 21
0 Comments on paragraph 22
Login to leave a comment on paragraph 22
0 Comments on paragraph 23
Login to leave a comment on paragraph 23
0 Comments on paragraph 24
Login to leave a comment on paragraph 24
0 Comments on paragraph 25
Login to leave a comment on paragraph 25
0 Comments on paragraph 26
Login to leave a comment on paragraph 26
0 Comments on paragraph 27
Login to leave a comment on paragraph 27
0 Comments on paragraph 28
Login to leave a comment on paragraph 28