|

Giới thiệu

I. Mục tiêu

1 Leave a comment on paragraph 1 0 Hiện nay, với bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư tuy chúng ta không khó tìm những nguồn sử liệu gốc và chính thống, nhưng những sử liệu đó chỉ sử dụng chủ yếu là Tiếng Việt, còn văn bản gốc lại sử dụng Hán Nôm, nên việc tìm kiếm, tra cứu, cập nhật bị ngăn trở nhiều.

2 Leave a comment on paragraph 2 0 Việc chúng tôi thực hiện lại nội dung trên chỉ là một phần rất nhỏ so với công việc của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam (Nomfoundation) đã thực hiện. Tuy vậy, chúng tôi cũng cố hết sức để đóng góp phần phát triển và cập nhật thêm.

3 Leave a comment on paragraph 3 0 (xem Tổng quan nội dung hiệu chỉnh và cập nhật so với bản online của Nomfoundation).

II. Nội dung website

4 Leave a comment on paragraph 4 1 Tập hợp, trình bày và hiển thị dưới dạng sách trực tuyến, với các nội dung của các phiên bản phát hành khác nhau.

5 Leave a comment on paragraph 5 0 Nội dung chính là:

6 Leave a comment on paragraph 6 0 – Đại Việt sử ký toàn thư (đang thực hiện).

7 Leave a comment on paragraph 7 0 – Khâm định Việt sử thông giám cương mục (hoãn).

8 Leave a comment on paragraph 8 0 Ngôn ngữ trình bày:

9 Leave a comment on paragraph 9 0 – Tiếng Việt.

10 Leave a comment on paragraph 10 0 – Hán Nôm.

III. Hướng dẫn đọc Đại Việt sử ký toàn thư trên Website

11 Leave a comment on paragraph 11 0 – Sách được viết nguyên văn bằng chữ Hán – Nôm, sau đó được scan lại, các nhà sử học Việt Nam dịch qua chữ Quốc ngữ (xem Lời Nhà xuất bản), Hội bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam số hóa chữ Hán – Nôm và phiên âm Hán Việt.

12 Leave a comment on paragraph 12 0 – Một trang sách sẽ được trình bày 03 nội dung: bản scan, bản phiên âm và dịch quốc ngữ theo thứ tự 1, 2 và 3; vị trí 4 là cây mục lục nội dung, 5 là phần comment.

13 Leave a comment on paragraph 13 0 – Giao diện mobile thì phần 1, 2, 3 trong mục số 1, phần 4 và 5 như hình

IV. Chi tiết nội dung “Đại Việt sử ký toàn thư” được trình bày trên website, điểm giống và khác với cách trình bày của Nomfoundation

A. Loại dữ liệu:

14 Leave a comment on paragraph 14 0 – Văn bản scan1.

15 Leave a comment on paragraph 15 0 – Bản đánh máy chữ Hán, Nôm.

16 Leave a comment on paragraph 16 0 – Bản đánh máy chữ Việt.

17 Leave a comment on paragraph 17 0 – Bản dịch nghĩa tiếng Việt qua các thời.

18 Leave a comment on paragraph 18 0 – Chú thích.

B. Hình thức thể hiện Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT):

19 Leave a comment on paragraph 19 0 Tương tự như cách trình bày của Nomfoundation đã thực hiện: Mục lục, Hình chụp (scan)2, Tách câu và Phiên âm, Dịch quốc ngữ từng trang.

20 Leave a comment on paragraph 20 0 Điểm khác:

21 Leave a comment on paragraph 21 0 a. Trình bày 2 trang hình chụp trên 1 trang web: ví dụ [Trang 1a], [Trang 1b] sẽ thành [Trang 1a1b].

22 Leave a comment on paragraph 22 0 b. Phần Tách câu và Phiên âm:

23 Leave a comment on paragraph 23 0 – Bỏ các khoảng trắng giữa các chữ Hán Nôm.

24 Leave a comment on paragraph 24 0 – Thêm các dấu câu (phẩy, chấm, hai chấm, liệt kê,…) theo quy tắc chữ Hán, và có sử dụng các dấu câu của phần Phiên âm.

25 Leave a comment on paragraph 25 0 – Thể hiện phân biệt các phần: văn bản chính, ghi chú, lời bàn.

26 Leave a comment on paragraph 26 0 c. Phần Dịch quốc ngữ:

27 Leave a comment on paragraph 27 0 – Thể hiện phân biệt các phần: văn bản chính, ghi chú, lời bàn của các tác giả ĐVSKTT; ghi chú (trong phần văn bản và cuối trang) của các dịch giả.

V. Các nội dung điều chỉnh và cập nhật:

a. Về Mục lục:

28 Leave a comment on paragraph 28 0 – Bản kỷ toàn thư, quyển 8, Phụ: Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương [33a-54b] đổi tựa thành Thiếu Đế (Phụ: Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương [33a-54b]) theo nguyên tắc của Toàn thư phàm lệ ([5a]).

29 Leave a comment on paragraph 29 0 – Bản kỷ thực lục, quyển 15, Chiêu Tông Thần Hoàng Đế [60b] đổi tựa thành Cung Hoàng Đế [60b] vì trong trang này đã nhắc đến Cung Hoàng Đế, chuẩn theo quy tắc trình bày chung.

30 Leave a comment on paragraph 30 0 – Bản kỷ thực lục, quyển 15, Cung Hoàng Đế [60b-69a]Phụ: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh [69b-80b] đổi thành Cung Hoàng Đế (Phụ: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh) [60b-80b] theo nguyên tắc của Toàn thư phàm lệ ([5a]).

31 Leave a comment on paragraph 31 0 – Bản kỷ tục biên, quyển 16, Trang Tông Dụ Hoàng Đế [1a-8b] có nội dung tương tự với Phụ: Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Nguyên [1a-8b], nên đổi thành Trang Tông Dụ Hoàng Đế (Phụ: Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Nguyên) [1a-8b], bỏ 1 bản Phụ: Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Nguyên [1a-8b] vì thừa, và đổi theo nguyên tắc của Toàn thư phàm lệ ([5a]).

32 Leave a comment on paragraph 32 0 – Bản kỷ tục biên, quyển 16, Trung Tông Vũ Hoàng Đế [9a-13a] có nội dung tương tự với Phụ: Mạc Phúc Nguyên [9a-13a], nên đổi thành Trung Tông Vũ Hoàng Đế (Phụ: Mạc Phúc Nguyên) [9a-13a].

33 Leave a comment on paragraph 33 0 – Bản kỷ tục biên, quyển 16, Anh Tông Tuấn Hoàng Đế [13b-37b] có nội dung tương tự với Phụ: Mạc Phúc Nguyên [13b-37b], nên đổi thành Anh Tông Tuấn Hoàng Đế (Phụ: Mạc Phúc Nguyên) [13b-37b].

34 Leave a comment on paragraph 34 0 – Bản kỷ tục biên, quyển 17, Thế Tông Nghị Hoàng Đế [1a-76b] có nội dung tương tự với Phụ: Mạc Mậu Hợp [1a-76b], nên đổi thành Thế Tông Nghị Hoàng Đế (Phụ: Mạc Mậu Hợp) [1a-76b].

b. Về Nội dung toàn văn:

35 Leave a comment on paragraph 35 0 Bổ sung các phần thiếu sót, nhầm, lỗi đánh máy: (Xem chi tiết bổ sung…)

36 Leave a comment on paragraph 36 0 Các chữ Hán – Nôm kiêng húy trong bản scan được viết với định dạng: viết thiếu nét; viết đảo bộ trái – phải, thêm chấm; đổi qua chữ khác; bỏ bộ,… chúng tôi sẽ mã hóa theo thứ tự sau:

37 Leave a comment on paragraph 37 0 – Với những chữ Hán – Nôm kiêng húy nếu tìm được chữ tương ứng, chúng tôi sẽ đưa vào văn bản, và có ghi chú thích bên dưới chữ đầy đủ.

38 Leave a comment on paragraph 38 0 – Với những chữ kiêng húy không tìm được chữ tương ứng, chúng tôi sẽ ghi chữ không kiêng húy vào văn bản dịch Hán – Nôm, và có ghi chú tự dạng kiêng húy ở dưới phần chú thích.

VI. Nguồn dữ liệu:

a. Nguồn cung cấp nội dung chính (bản chụp, chữ Hán Nôm, phiên âm và quốc ngữ):

39 Leave a comment on paragraph 39 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam số hóa. (Nomfoundation). (Nomfoundation đã thực hiện rất đầy đủ nội dung này. Tuy nhiên, hiện nay website đã ngưng cập nhật, một số trang bị nhập liệu thiếu, nhầm, lỗi đánh máy).

40 Leave a comment on paragraph 40 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Đức Thọ dịch (1998), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

b. Nguồn tham khảo chữ Hán:

41 Leave a comment on paragraph 41 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư. (Wikisource).

c. Nguồn tham khảo các nội dung ghi chú đối sánh:

42 Leave a comment on paragraph 42 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư, Cao Huy Giu dịch (1971), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

43 Leave a comment on paragraph 43 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư, Mạc Bảo Thần dịch (1945), Tân Việt. (Wikisource).

44 Leave a comment on paragraph 44 0 – Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư [Complete Book of the Historical Records of Đại Việt]. Translated by Liam C. Kelley. 1479, 1697 ed. Viet Texts. [accessed September 1, 2012].

d. Nguồn tham khảo các chữ Hán Nôm:

45 Leave a comment on paragraph 45 0 – Từ điển chữ Nôm, (https://chunom.org/).

46 Leave a comment on paragraph 46 0 – Từ điển Hán Nôm, (https://hvdic.thivien.net/).


47 Leave a comment on paragraph 47 0 ⇡ 1 ⇡ 2 Trong nội dung: “5. Đối chiếu với hai bộ sử có niên đại trước và sau năm Chính Hòa“, Giáo sư Phan Huy Lê đã có sự phân tích và đối chiếu giữa bản in Nội các quan bản, Tây SơnQuốc tử giám tàng bản, cũng như trong nội dung Ảnh giới thiệu các văn bản, thì chúng tôi có nghi vấn rằng bản scan được thực hiện ở đây là bản scan từ bản in Quốc tử giám tàng bản, không phải Nội các quan bản.

48 Leave a comment on paragraph 48 0 Mọi thông tin, xin hãy vui lòng liên hệ qua email.

the website is implemented by a technique which suggested in this article.

Source: https://www.dvsktt.com/